Tin tức giáo dụcCùng con vượt qua mùa dịch COVID-19 với lời khuyên từ các chuyên gia

05/04/2020by admin

Intro Art xin gửi tặng các bậc phụ huynh những lời khuyên ý nghĩa để cùng con vượt qua mùa dịch, được đưa ra bởi Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNICEF Viet Nam

1. Bình tĩnh và chủ động

Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện bình tĩnh, chủ động với con về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng  mới của vi-rút Corona gây ra (COVID-19). Và cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Đây là bí quyết quan trọng để các bậc phụ huynh yên tâm cùng con vượt qua mùa dịch.

“Hãy cho trẻ biết rằng, rất có thể một lúc nào đó, bạn hoặc con có thể có những triệu chứng của bệnh, chúng rất giống với triệu chứng của cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, nhưng trẻ không nên sợ hãi quá mức không cần thiết về điều này”, Tiến sĩ Damour đưa ra lời khuyên. “Bố mẹ nên động viên các con nói cho bố mẹ biết khi cảm thấy không khỏe, hoặc khi con cảm thấy lo lắng về vi-rút để cha mẹ có thể giúp đỡ”.

“Một điều nữa chúng ta có thể làm là giúp trẻ nghĩ đến mọi người xung quanh. Hãy nói với con: ‘Bố mẹ biết con đang rất lo lắng về việc sẽ bị nhiễm vi-rút corona, nhưng một phần lý do bố mẹ bảo con làm những điều này (rửa tay, ở trong nhà) là vì đó là một cách để bảo vệ cộng động và xã hội. Đây cũng là một cách quan tâm đến mọi người xung quanh”.

 

2.  Sinh hoạt theo thời gian biểu

“Trẻ em cần sinh hoạt quy củ. Và bây giờ những gì cha mẹ cần làm là nhanh chóng đưa ra một thời gian biểu mới cho mỗi người trong gia đình để cùng con vượt qua mùa dịch này”, Tiến sĩ Damour nói.

“Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên có một thời gian biểu sinh hoạt cụ thể cho một ngày – bao gồm giờ vui chơi để trẻ trò chuyện với bạn bè qua điện thoại, giờ vui chơi không tiếp xúc với đồ công nghệ và thời gian giúp cha mẹ làm việc nhà. Hãy suy nghĩ về những giá trị bạn trân trọng và xây dựng một thời gian biểu có thể thực hiện được những điều đó. Trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi có cảm giác chắc chắn, biết trước trong ngày sẽ có những hoạt động gì, biết khi nào học bài và khi nào được chơi”.

Tiến sĩ cũng khuyên nên cho trẻ tham gia vào việc xây dựng thời gian biểu hàng ngày. “Đối với trẻ từ 10-11 tuổi trở lên, tôi sẽ bảo trẻ tự thiết kế thời gian biểu của mình. Hãy gợi ý cho trẻ những gì nên đưa vào thời gian biểu, và cùng con xây dựng kế hoạch hàng ngày”. Còn đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, “tùy thuộc vào người trực tiếp chăm sóc (không phải bố mẹ nào cũng ở nhà để làm việc này), hãy thiết kế những việc cần làm trước khi được làm những thứ khác: việc bài vở ở trường và việc nhà.

Với một số gia đình, bắt đầu một ngày như vậy rất hiệu quả cho trẻ. Nhưng một số gia đình khác có thể thấy ổn với việc bắt đầu một ngày muộn hơn một chút bằng việc ngủ thêm và thức dậy muộn một chút, rồi cả nhà cùng nhau ăn sáng”. Với những cha mẹ không thể trông con vào ban ngày, hãy cùng với người trông trẻ thiết kế một thời gian biểu hiệu quả nhất cho con.

Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường.”

 

3. Để trẻ cảm nhận cảm xúc của chính mình

Khi trường học tạm đóng cửa vì vi-rút corona (COVID-19), các con cũng sẽ phải bỏ lỡ những cuộc vui chơi, buổi hòa nhạc, trận đấu thể thao và các hoạt động yêu thích, trẻ con sẽ thực sự buồn chán và thất vọng.

Lời khuyên số một của Tiến sĩ Damour là hãy để cho các con cảm thấy buồn. “Đối với cuộc sống của những cô cậu thiếu niên, đây là những mất mát rất lớn. Các con sẽ thấy thất vọng nhiều hơn về điều này hơn là cha mẹ, vì là những người trưởng thành chúng ta có sự đánh giá dựa trên trải nghiệm trong cuộc đời. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường”. Khi con có cảm giác không chắc chắn, cha mẹ cần đồng cảm và giúp đỡ các con.

4. Kiểm tra những thông tin con nghe được

Hiện có rất nhiều thông tin sai lệch về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19). “Hãy kiểm tra những thông tin trẻ nghe được hay những gì trẻ nghĩ có chính xác hay không. Chỉ nói cho con những thông tin chính xác là chưa đủ, vì nếu trẻ nghe được một thông tin sai lệch, và nếu bạn không tìm hiểu suy nghĩ của con và xử lý những thông tin sai lệch kịp thời, các con có thể sẽ kết hợp thông tin bạn mới cung cấp với những thông tin con đã biết. Hãy tìm hiểu xem trẻ đã biết những gì và bắt đầu từ đó để định hướng suy nghĩ cho trẻ đúng đắn hơn”.

Nếu con đặt câu hỏi mà bạn không trả lời được, thay vì đoán mò, hãy tận dụng cơ hội này để cùng con tìm câu trả lời. Hãy truy cập trang web của những tổ chức đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới để có nguồn thông tin chính xác.

 

5.  Cho trẻ phân tán sự tập trung một cách tích cực

Khi phải xử lý những cảm xúc khó khăn, “hãy quan sát những tín hiệu từ con và cân nhắc kỹ lưỡng khi cân bằng giữa việc khuyến khích con nói về cảm xúc đó với việc phân tán sự tập trung của con một cách tích cực, và hãy để cho con phân tán sự tập trung của mình một cách tích cực khi con cần giải thoát khỏi cảm xúc buồn phiền”.

Vài ngày một lần, cha mẹ hãy tổ chức một buổi tối với những trò chơi gia đình hoặc rủ con cùng nấu ăn. Tận dụng thời gian cho bữa tối là cách để Tiến sĩ Damour kết nối với con gái mình. “Tôi và các con cùng thỏa thuận tối nào cũng sẽ có đội phụ trách nấu cơm tối. Chúng tôi chia thành cặp và thay phiên nhau phụ trách bữa tối cho cả nhà”.

Đối với trẻ mới lớn và thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại, nên để cho con một số tự do nhất định, nhưng không phải là tự do hoàn toàn. Lời khuyên của Tiến sĩ Damour là hãy thẳng thắn với con rằng, bạn hiểu hiện giờ con đang có nhiều thời gian rảnh, nhưng việc truy cập mạng xã hội vô tội vạ không phải là một cách hay. “Hãy hỏi con: ‘Chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào nhỉ? Con hãy tự thiết kế một thời gian biểu mà con muốn rồi cho bố/mẹ xem, rồi bố/mẹ sẽ có ý kiến của mình.”

“Tham gia các khóa học âm nhạc tại nhà cũng là một cách cùng con vượt qua những ngày phải ở nhà do dịch bệnh.”

6. Theo dõi hành vi của chính bạn

Tiến sĩ Damour giải thích: “Tất nhiên bố mẹ cũng sẽ lo lắng và các con sẽ nhận những tín hiệu cảm xúc từ chúng ta. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên làm mọi cách để kiểm soát sự lo lắng của mình và đừng chia sẻ nỗi sợ hãi với con cái. Điều đó có thể là chúng ta phải kiềm chế cảm xúc, việc này đôi khi là khó khăn, đặc biệt khi những cảm xúc đó đang trào dâng”.

Con cái luôn dựa vào cha mẹ để có cảm giác an toàn và được bảo vệ.  “[Điều quan trọng] chúng ta cần nhớ rằng, các con là hành khách, còn chúng ta là người lái xe. Vì thế, ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy lo lắng, chúng ta không thể để điều đó ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của các con”.

 

Được phỏng vấn và viết bởi Mandy Rich, Chuyên viên Nội dung số, UNICEF

Về chúng tôi:

Theo đuổi niềm tin về một cuộc sống sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần cho mỗi người dân Việt Nam trong tương lai, Intro Art mong muốn xây dựng một cộng đồng đam mê thưởng thức nghệ thuật, thông qua việc một hệ sinh thái bền vững với 2 lĩnh vực trọng tâm là Giáo dục và Biểu diễn nghệ thuật.

Liên hệ:

Địa chỉ:

Số 14, Galaxy 8, Khu đô thị Ngân hàng Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 08 39 39 29 09 – 08 88 41 16 39

Giờ làm việc: 8:30 – 18:00.

Nhận bảng tin hàng tuần:

    bt_bb_section_top_section_coverage_image
    bt_bb_section_bottom_section_coverage_image